Khi bạn chết, ai sở hữu Facebook của bạn?
Ngày càng có nhiều người thừa nhận không thể sống thiếu Facebook – nhưng điều gì xảy ra với trang Facebook của bạn khi bạn không còn sống nữa?
Nhiều bang của nước Mỹ đang nghiên cứu các điều luật để giải quyết câu hỏi này và nó gây ra không ít tranh cãi.
Peter Sullivan, một hạ nghị sỹ của bang New Hamsphire, đã giới thiệu một điều luật cho phép có người thừa hưởng các trang mạng xã hội của người đã chết. Hồi đầu tháng 2, Hạ viện bang New Hampshire đã bỏ phiếu để ông Sullivan có thêm thời gian nghiên cứu thêm về vấn đề này, đồng thời viết điều luật bổ sung.
Dự thảo luật này sẽ giải quyết vấn đề quản lý các tài khoản Facebook, Twitter và các loại tài khoản mạng xã hội hay Internet khác như Gmail của những người đã chết. Theo đó, việc kiểm soát các loại tài khoản này sẽ được chuyển giao cho người thi hành di chúc sau khi chủ nhân mất đi.
Theo ông Sullivan, dự thảo luật của ông sẽ giúp xoá bỏ khoảng cách trong chính sách của các trang mạng xã hội về tài khoản người dùng sau khi họ đã chết. Ông nói dự thảo sẽ bảo vệ người dùng, đặc biệt là người thân của người dùng, những người vừa trải qua nỗi đau mất người thân. “Điều này sẽ mang lại cho các gia đình một cảm giác bình yên, một sự kết thúc nhẹ nhàng. Nó giúp ngăn ngừa nguy cơ lạm dụng, đe doạ, hạ nhục người dùng trực tuyến đang diễn ra khá mạnh trên mạng Internet, thậm chí cả sau khi người đó đã chết:.
Sullivan đã nêu ra bằng chứng về nạn đe doạ, hạ nhục này chính là câu chuyện có thật về một cô gái trẻ người Canada. Cô gái đã tự tử sau khi bị đe doạ, ức hiếp ở trên mạng. Sau khi cô chết, những lời chế nhạo, bắt nạt vẫn tiếp tục diễn ra trên trang Facebook của cô.
“Trong khi đó, gia đình cô gái không thể làm gì. Họ không có mật khẩu để truy cập vào tài khoản của cô ấy”, Sullivan nói. “Họ không thể vào trang của cô và xoá những bình luận đó đi, và họ cũng không thể làm gì để đóng trang đó lại hoàn toàn”.
Không chỉ New Hampshire, mà 5 bang khác của Mỹ, bao gồm Oklahoma, Idaho, Rhode Island, Indiana và Connecticut, đã thiết lập những bộ luật liên quan đến sự có mặt trên Internet của người dùng sau khi họ chết. Rhode Island và Connecticut là những bang đi đầu, nhưng dự thảo luật của họ chỉ hạn chế trong các tài khoản email, mà không bao gồm các trang mạng xã hội.
Theo những người phản đối dự thảo của Sullivan, các hợp đồng và điều khoản giữa người dùng và các trang mạng xã hội đã đề cập đến những việc xảy ra đến trang khi người dùng qua đời. Họ nói rằng dự thảo của Sullivan là không thể thi hành và không đầy đủ.
Facebook và các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến khác đã thay đổi chính sách riêng tư để phù hợp với hoàn cảnh thời đại, nhưng hầu hết các trang như Facebook, Flickr, hay Google đều có những quy định khác nhau về vấn đề quản lý tài sản số của người dùng sau khi họ mất.
Thậm chí, vấn đề tranh cãi này còn trở nên phức tạp hơn đến mức nhiều nhà lập pháp Mỹ đã phải so sánh với việc quản lý tài sản bất động sản thật của một người đã mất. “Chẳng hạn, tại Oklahoma, nếu bạn là người quản lý tài sản bất động sản, nhà của một người đã chết, và bạn tìm thấy một cái hộp ở dưới giường của họ, bạn sẽ có quyền mở ra xem trong hộp có gì. Nếu tài sản đó có giá trị, bạn sẽ phải phân phối nó cho phù hợp”, Ryan Kiesel, từng là một nhà lập pháp của bang Oklahoma, đã ủng hộ một dự luật tương tự hồi năm 2010 có tên gọi Luật Quản lý tài sản số sau khi chết, nói. Kiesel cho rằng đối với tài sản kỹ thuật số cũng cần có điều luật quy định rõ ràng về vấn đề này.
Facebook vừa trải qua lần sinh nhật thứ 9 và hiện trang mạng xã hội này đã có trên 1 tỷ người dùng. Con số đó, phát triển từ chỉ 1 triệu người dùng vào năm 2004, cho thấy hẳn là có một số lượng lớn các trang Facebook cá nhân mà hiện chúng thuộc về những người đã mất.
Facebook không hoàn toàn bỏ qua số lượng những người dùng không còn sống nữa của họ. Trang này đã tạo ra một chức năng cho phép các trang Facebook trở thành một trang kỷ niệm sau khi người dùng mất. “Hãy sử dụng chức năng này để tạo ra một trang web kỷ niệm cho tài khoản của người đã mất”, trang Facebook viết. “Chúng tôi muốn bày tỏ sự thương tiếc và đánh giá cao sự tham gia, tính kiên nhẫn và hiểu biết của bạn vì đã tham gia cùng với chúng tôi”.
Tuy nhiên, việc kỷ niệm một trang Facebook chỉ có thể thực hiện qua yêu cầu trực tuyến. Và các điều khoản của dịch vụ này trên Facebook nói rằng nó sẽ không cung cấp các thông tin đăng nhập và mật khẩu cho các thành viên gia đình của người đã mất. Người yêu cầu phải liên hệ với Facebookvà có yêu cầu rằng hồ sơ đó (hồ sơ của người đã mất) cần được đóng cửa hoặc thành trang tưởng niệm.
Peter Sullivan, một hạ nghị sỹ của bang New Hamsphire, đã giới thiệu một điều luật cho phép có người thừa hưởng các trang mạng xã hội của người đã chết. Hồi đầu tháng 2, Hạ viện bang New Hampshire đã bỏ phiếu để ông Sullivan có thêm thời gian nghiên cứu thêm về vấn đề này, đồng thời viết điều luật bổ sung.
Dự thảo luật này sẽ giải quyết vấn đề quản lý các tài khoản Facebook, Twitter và các loại tài khoản mạng xã hội hay Internet khác như Gmail của những người đã chết. Theo đó, việc kiểm soát các loại tài khoản này sẽ được chuyển giao cho người thi hành di chúc sau khi chủ nhân mất đi.
Điều gì xảy ra với trang Facebook của bạn khi bạn không còn sống nữa?
Sullivan đã nêu ra bằng chứng về nạn đe doạ, hạ nhục này chính là câu chuyện có thật về một cô gái trẻ người Canada. Cô gái đã tự tử sau khi bị đe doạ, ức hiếp ở trên mạng. Sau khi cô chết, những lời chế nhạo, bắt nạt vẫn tiếp tục diễn ra trên trang Facebook của cô.
“Trong khi đó, gia đình cô gái không thể làm gì. Họ không có mật khẩu để truy cập vào tài khoản của cô ấy”, Sullivan nói. “Họ không thể vào trang của cô và xoá những bình luận đó đi, và họ cũng không thể làm gì để đóng trang đó lại hoàn toàn”.
Không chỉ New Hampshire, mà 5 bang khác của Mỹ, bao gồm Oklahoma, Idaho, Rhode Island, Indiana và Connecticut, đã thiết lập những bộ luật liên quan đến sự có mặt trên Internet của người dùng sau khi họ chết. Rhode Island và Connecticut là những bang đi đầu, nhưng dự thảo luật của họ chỉ hạn chế trong các tài khoản email, mà không bao gồm các trang mạng xã hội.
Theo những người phản đối dự thảo của Sullivan, các hợp đồng và điều khoản giữa người dùng và các trang mạng xã hội đã đề cập đến những việc xảy ra đến trang khi người dùng qua đời. Họ nói rằng dự thảo của Sullivan là không thể thi hành và không đầy đủ.
Facebook và các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến khác đã thay đổi chính sách riêng tư để phù hợp với hoàn cảnh thời đại, nhưng hầu hết các trang như Facebook, Flickr, hay Google đều có những quy định khác nhau về vấn đề quản lý tài sản số của người dùng sau khi họ mất.
Thậm chí, vấn đề tranh cãi này còn trở nên phức tạp hơn đến mức nhiều nhà lập pháp Mỹ đã phải so sánh với việc quản lý tài sản bất động sản thật của một người đã mất. “Chẳng hạn, tại Oklahoma, nếu bạn là người quản lý tài sản bất động sản, nhà của một người đã chết, và bạn tìm thấy một cái hộp ở dưới giường của họ, bạn sẽ có quyền mở ra xem trong hộp có gì. Nếu tài sản đó có giá trị, bạn sẽ phải phân phối nó cho phù hợp”, Ryan Kiesel, từng là một nhà lập pháp của bang Oklahoma, đã ủng hộ một dự luật tương tự hồi năm 2010 có tên gọi Luật Quản lý tài sản số sau khi chết, nói. Kiesel cho rằng đối với tài sản kỹ thuật số cũng cần có điều luật quy định rõ ràng về vấn đề này.
Facebook vừa trải qua lần sinh nhật thứ 9 và hiện trang mạng xã hội này đã có trên 1 tỷ người dùng. Con số đó, phát triển từ chỉ 1 triệu người dùng vào năm 2004, cho thấy hẳn là có một số lượng lớn các trang Facebook cá nhân mà hiện chúng thuộc về những người đã mất.
Facebook không hoàn toàn bỏ qua số lượng những người dùng không còn sống nữa của họ. Trang này đã tạo ra một chức năng cho phép các trang Facebook trở thành một trang kỷ niệm sau khi người dùng mất. “Hãy sử dụng chức năng này để tạo ra một trang web kỷ niệm cho tài khoản của người đã mất”, trang Facebook viết. “Chúng tôi muốn bày tỏ sự thương tiếc và đánh giá cao sự tham gia, tính kiên nhẫn và hiểu biết của bạn vì đã tham gia cùng với chúng tôi”.
Tuy nhiên, việc kỷ niệm một trang Facebook chỉ có thể thực hiện qua yêu cầu trực tuyến. Và các điều khoản của dịch vụ này trên Facebook nói rằng nó sẽ không cung cấp các thông tin đăng nhập và mật khẩu cho các thành viên gia đình của người đã mất. Người yêu cầu phải liên hệ với Facebookvà có yêu cầu rằng hồ sơ đó (hồ sơ của người đã mất) cần được đóng cửa hoặc thành trang tưởng niệm.
Theo Bảo Bình (Ictnews)
Đăng nhận xét